Người bảo trợ tài chính không hội đủ điều kiện bảo lãnh khi đang lãnh tiền trợ cấp của chính phủ như SSI, welfare…
Du lịch Mỹ có được ở lại làm việc theo diện bảo lãnh EB3?
Các câu hỏi thường gặp trong vấn đề ở lại làm việc tại Mỹ.
*Hỏi: Tôi sang Hoa Kỳ theo diện du lịch. Có một công ty muốn bảo lãnh tôi để tôi ở lại làm việc cho họ. Tôi nghe nói có chương trình bảo lãnh nhân viên theo diện EB3. Như vậy công ty đó có thể bảo lãnh cho tôi theo diện EB3 được không?
-Đáp: Diện EB3 là viết tắt của Employment Based 3rd Preference (tạm dịch là Diện Bảo Lãnh Nghề Nghiệp Ưu Tiên 3). Để được bảo lãnh công nhân ở nước ngoài vào làm việc ở Hoa Kỳ theo diện EB3, cơ sở thương mại phải nộp đơn với Bộ Lao Động Hoa Kỳ và chứng minh rằng Hoa Kỳ không có nhân viên đủ khả năng và sẵn sàng làm công việc đó, và sự làm việc đó sẽ không ảnh hưởng lương hướng và tình trạng làm việc của công nhân Hoa Kỳ.
Sau khi hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận, 1) hồ sơ sẽ được chuyển qua National Visa Center (tức là Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia, NVC) để thu thập những chi phí chiếu khán, tài liệu cần thiết, và đơn xin chiếu khán; hoặc 2) người bảo lãnh có thể làm đơn xin thẻ xanh tại Hoa Kỳ.
Theo luật di trú, đương đơn phải ở trong tình trạng di trú hợp pháp thì mới được làm đơn thay đổi tình trạng di trú tại Hoa Kỳ. Vấn đề phức tạp là khi một người được nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện du lịch, thời gian được nhập cảnh là sáu tháng, trong khi hồ sơ bảo lãnh trung bình phải hơn sáu tháng. Nếu đương sự không giữ tình trạng di trú hợp pháp ở Hoa Kỳ thì đương sự sẽ không được nộp đơn xin thẻ xanh tại Hoa Kỳ.
Trong lúc chờ đợi hồ sơ bảo lãnh, đương sự không được bất cứ quyền lợi di trú nào hết. Nghĩa là nếu hồ sơ bảo lãnh kéo dài 1-2 năm không có nghĩa là đương sự được quyền ở Hoa Kỳ hợp pháp để đợi hồ sơ bảo lãnh được giải quyết trong 1-2 năm đó. Để tóm tắt, đương sự phải giữ tình trạng di trú hợp lệ tới khi nào đủ điều kiện để xin thẻ xanh.
*Hỏi: Những người con dưới 21 tuổi hoặc chắn chắn sẽ được thụ hưởng quyền lợi CSPA, hiện các cháu đang du học ở Hoa Kỳ, vậy có thể xin được phỏng vấn tại Mỹ hay phải về lại Việt Nam?
-Đáp: Nếu các cháu đang du học ở Hoa Kỳ và vẫn còn ở trong tình trạng hợp lệ ở Hoa Kỳ, thì các cháu có thể xin được phỏng vấn tại Hoa Kỳ và không phải trở về Việt Nam hoặc có thể quay về Việt Nam để được phỏng vấn cùng gia đình.
*Hỏi: Tôi có thẻ xanh bảo lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi. Lúc bảo lãnh thì con của tôi còn ở Việt Nam nhưng hiện giờ con tôi đang du học ở Úc. Tôi có thể chuyển hồ sơ sang Úc để con tôi được phỏng vấn ở Úc mà không cần phải về Việt Nam để sự học hành của con tôi không bị ảnh hưởng?
-Đáp: Ông có hai cách giải quyết. 1) Ông có thể giữ hồ sơ ở Việt Nam. Khi có ngày phỏng vấn mà con ông không về Việt Nam phỏng vấn được thì con của ông có thể yêu cầu dời lại ngày phỏng vấn vào thời gian nào tiện cho con của ông. 2) Ông có thể yêu cầu chuyển hồ sơ sang Úc. Con ông phải cung cấp bằng chứng là con ông đang ở Úc hợp lệ và địa chỉ đang ở hiện tại.
*Hỏi: Tôi là công dân Hoa Kỳ về Việt Nam lập hôn thú với người bạn gái và bảo lãnh cô ấy sang Hoa Kỳ. Sau khi chúng tôi chung sống với nhau một thời gian ngắn, khoảng năm tháng, cô ấy đòi làm đơn ly dị. Tôi là người bảo lãnh có ký đơn bảo trợ tài chánh (mẫu đơn I-864), nếu chúng tôi ly dị, tôi còn phải tiếp tục trách nhiệm những điều kiện trong đơn bảo trợ tài chánh hay không?
-Đáp: Trách nhiệm của “người bảo trợ” tài chánh chỉ chấm dứt khi: 1) “người được bảo trợ” trở thành công dân Hoa Kỳ; 2) “người được bảo trợ” hội đủ 40 Quarters (tam cá nguyệt) dưới luật Social Security (An Ninh Xã Hội); 3) “người được bảo trợ” qua đời; 4) người bảo trợ qua đời; hoặc 5) “người được bảo trợ” mất hoặc bỏ rơi quyền lợi thường trú và họ đã rời khỏi Hoa Kỳ.
Cho nên sự ly dị sẽ không chấm dứt trách nhiệm của “người bảo trợ.” “Người bảo trợ” sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm tới khi một trong năm điều kiện nêu trên xảy ra. Nhưng, vì đây là trách nhiệm tài chánh phát ra từ một hợp đồng (mẫu đơn I-864), sự khai phá sản có thể chấm dứt trách nhiệm của “người bảo trợ.” Theo luật phá sản, tất cả nợ sẽ được giải trừ dưới sự khai phá sản ngoại trừ bị cấm và luật phá sản hiện nay không cấm giải trừ nợ do mẫu đơn I-864 lập ra.
Mới có thẻ xanh 2 năm, ly dị có được xin thẻ 10 năm?
Đưa đơn ly dị không ảnh hưởng hồ sơ xin thẻ xanh
*Hỏi: Tôi được chồng bảo lãnh và có thẻ xanh hai năm. Tôi cần cù đi làm kiếm tiền để phụ giúp chồng và gửi tiền về Việt Nam lo cho cha mẹ già. Năm đầu chung sống với nhau thì mọi chuyện điều tốt đẹp. Sang năm thứ hai thì chúng tôi có nhiều chuyện bất đồng ý kiến. Nếu tôi ly dị chồng hoặc chồng tôi ly dị tôi thì tôi có được xin thẻ xanh 10 năm không?
-Đáp: Trong trường hợp hai vợ chồng ly dị thì “người được bảo lãnh” có thể tự mình làm đơn I-751 để xin thẻ xanh 10 năm và xin miễn sự đòi hỏi phải làm chung với “người bảo lãnh.”
Trước khi Đạo Luật Di Trú năm 1990 ban hành, điều luật miễn trừ có sự đòi hỏi ly dị phải có lý do chính đáng và “người được bảo lãnh” phải là người đưa đơn ly dị. Nhưng sau khi Đạo Luật Di Trú năm 1990 ban hành, những điều kiện đó được loại trừ.
“Người được bảo lãnh” hoặc “người bảo lãnh” đưa đơn ly dị đều không có ảnh hưởng xấu cho hồ sơ xin miễn trừ. “Người được bảo lãnh” phải chứng minh họ đi vào cuộc hôn nhân với ý định chân thành.
Sở Di Trú USCIS sẽ nhìn vào sự cam kết của hai người bằng cách xem xét các tài liệu, xem xét những bằng chứng về tài chính khi hai người còn sống chung với nhau, thời gian hai người chung sống sau khi lập hôn thú và thời gian sau khi hồ sơ thẻ xanh hai năm được chấp thuận, và bao lâu sau họ mới ly dị hoặc ly thân; hoặc với bất cứ bằng chứng nào khác.
“Người được bảo lãnh” phải chứng minh họ đã ly dị hoặc hôn thú đã bị tòa hủy bỏ.
*Hỏi: Tôi được một vị hôn phu bảo lãnh sang Hoa Kỳ theo diện fiancé. Sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ thì chúng tôi lập hôn thú và anh ta làm đơn xin thẻ xanh cho tôi. Trong khi chờ đợi Sở Di Trú xét hồ sơ thì chúng tôi có chuyện xích mích và anh ta gửi đơn lên Sở Di Trú xin hủy hồ sơ. Khoảng ba năm sau tôi quen và lập hôn thú với một người khác. Tôi có thể làm thẻ xanh với người chồng mới không?
-Đáp: Một đặc điểm của diện vị hôn phu vị hôn thê là khi người được bảo lãnh nhập cảnh Hoa Kỳ, người được bảo lãnh phải lập hôn thú với người bảo lãnh và làm đơn thay đổi tình trạng di trú. Nếu người được bảo lãnh thay đổi ý kiến và không lập hôn thú với người bảo lãnh, người được bảo lãnh sẽ không được thay đổi tình trạng di trú dù là lập hôn thú với một người công dân Hoa Kỳ khác hoặc được những thân nhân khác như cha mẹ anh chị em bảo lãnh.
Nếu người được bảo lãnh muốn sống hợp pháp ở Hoa Kỳ, người được bảo lãnh phải trở về nước của họ và chờ đợi người bảo lãnh khác làm đơn bảo lãnh.
Trong trường hợp người bảo lãnh thay đổi ý kiến không lập hôn thú với người được bảo lãnh hoặc đã lập hôn thú nhưng người bảo lãnh không chịu tiếp tục bảo lãnh cho người được bảo lãnh, người được bảo lãnh sẽ không được thay đổi tình trạng di trú y như trường hợp người được bảo lãnh thay đổi ý kiến vừa nêu trên.
Có nhiều trường hợp người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh thay đổi ý kiến, và người được bảo lãnh lập hôn thú với người công dân Hoa Kỳ khác và đinh ninh rằng họ sẽ được thay đổi tình trạng di trú với hồ sơ mới. Sau khi đi phỏng vấn, hồ sơ thay đổi tình trạng di trú sẽ bị từ chối và từ ngày bị từ chối, người được bảo lãnh trở thành người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp.
Nếu người được bảo lãnh muốn ở Hoa Kỳ hợp pháp, họ phải trở ra ngoài Hoa Kỳ và chờ hồ sơ bảo lãnh mới.
Nếu người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ quá sáu tháng hoặc một năm sau khi hồ sơ bị từ chối và rời khỏi Hoa Kỳ, người được bảo lãnh sẽ không được nhập cảnh Hoa Kỳ ba năm hoặc 10 năm (khi một người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp 180 ngày hoặc lâu hơn, khi rời Hoa Kỳ sẽ không được vào lại Hoa Kỳ trong ba năm tới. Nếu ở Hoa Kỳ bất hợp pháp một năm trở lên, sẽ không được vào Hoa Kỳ trong 10 năm tới).
Nếu đương đơn phạm phải điều luật cấm ba năm hoặc 10 năm, nếu muốn nhập cảnh Hoa Kỳ trước thời hạn ba năm hoặc 10 năm, phải làm đơn yêu cầu Sở Di Trú miễn điều luật đó nếu hội đủ điều kiện.
You Will Become As Small Your Desire.
There are full service engage company is to provide solution for employees needs training manage the entire HR department for companies. We offer comprehensive
To Improve Your Express Entry Application
There are full service engage company is to provide solution for employees needs training manage the entire HR department for companies. We offer comprehensive